Thực tế là khoảng 75% số mèo trên 3 tuổi mắc bệnh răng miệng và hơi thở có mùi. Vậy nguyên nhân nào làm mèo bị hôi miệng? Cách để bạn có thể hỗ trợ bé mèo khắc phục hiện tượng này? Hãy cùng Blog ihichi tìm hiểu nhé
Nội dung bài viết
1.Lý do khiến mèo bị hôi miệng
1.1 Bệnh nha chu ở mèo
Vi khuẩn gây mùi tích tụ trong miệng mèo của bạn chính là nguyên nhân khiến mèo bị hôi miệng. Nước bọt và vi khuẩn hình thành mảng bám sau khi khoáng hóa và trở thành cao răng nếu không được quan tâm điều trị.
Điều này sẽ dẫn đến bệnh nha chu, tức là nhiễm trùng các mô nâng đỡ của răng.
Biểu hiện bệnh nha chu: Cao răng màu nâu đậm, chảy nước dãi, khó ăn hoặc bạn thấy mèo hay nghiêng về một bên khi nhai, cộng với nướu bị viêm. Với trường hợp này bạn cần gặp thú y để hỗ trợ cho mèo.
1.2 Mèo bị Viêm miệng bạch huyết Lymphocytic
Viêm miệng là tình trạng viêm niêm mạc miệng. Mèo dễ bị các bệnh này, thường là do bệnh răng miệng, nhưng đôi khi do vi khuẩn, virus hoặc dị ứng khác.
Bác sĩ thú y của bạn sẽ tư vấn cho bạn nếu mèo của bạn cần xét nghiệm thêm để kiểm tra các bệnh nhiễm trùng như FIV hay Calicillin. Hãy đưa bé đi khám kịp thời nhé!
Và mức độ nặng hơn của viêm miệng ở mèo là viêm miệng bạch huyết lymphocytic. Thường hơi thở bị gây ra bởi tình trạng gọi là viêm miệng bạch cầu lymphocytic, có thể liên quan đến virus gây bệnh bạch cầu ở mèo, virus gây suy giảm miễn dịch ở mèo là calicillin, Bartonella hoặc các bệnh nhiễm trùng khác.
Mỗi năm, 2 đến 3 lần người ta nhìn thấy những chú mèo con bị mắc chứng viêm miệng bạch cầu lymphocytic, viêm miệng nghiêm trọng gây ra mùi hôi cực kỳ khó chịu. Mèo bị đau, sưng, chảy máu nướu răng. Thật khó chịu khi đưa miệng bé gần mình!
Cách Điều trị: Làm sạch và loại bỏ một số hoặc tất cả các răng hoặc có thể cần dùng kháng sinh.
Ngoài ra mèo mắc bệnh calicillin có thể bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Biểu hiện: chảy nước mắt, chảy nước mũi, hắt hơi và loét lưỡi. Giải pháp: bác sĩ thú y sẽ đề nghị được tiêm vắc-xin calicillin cho bé trong tình huống nguy hiểm này.
1.3 Mèo bị ung thư miệng
1 số ít trường hợp là Ung thư miệng, nó cũng có thể tạo ra mùi hôi miệng ở mèo. Khi một khối u phát triển, nó có thể bị nhiễm trùng và gây ra hôi miệng.
Thật không may nếu được chẩn đoán, tiên lượng không tốt, mèo thông thường sẽ chỉ sống được hai đến sáu tháng nữa.
1.4 Bệnh về chuyển hóa – Bệnh thận
Trong một số trường hợp nhất định, khoảng 1-3%, nó có thể là một dấu hiệu của bệnh thận, nhất là ở mèo già.
Dấu hiệu:
Nếu hơi thở mèo của bạn có mùi như amoniac hoặc nước tiểu, đó có thể là bệnh thận, điều này không phổ biến ở mèo trên 8 tuổi. Ngoài hôi miệng, mèo mắc bệnh thận thường thờ ơ, giảm cân, uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên hơn và với khối lượng lớn hơn.
Việc tích tụ độc tố trong máu chính là nguyên nhân, vì thận mèo của bạn bị quá tải và không thể giải độc hiệu quả nữa. Gặp bác sĩ thú y là cách tốt nhất trong trường hợp này.
Bác sĩ thú y sẽ kiểm tra thú cưng và làm xét nghiệm máu cộng với phân tích nước tiểu để xem có phải bệnh thận không?
Bệnh thận dễ dàng được kiểm soát bằng cách thay đổi chế độ ăn uống như giảm thiểu hàm lượng phốt pho trong thức ăn, cho uống đủ nước và xử lý thiếu máu hoặc huyết áp cao.
1.5 Mèo mắc bệnh tiểu đường
Nếu hơi thở mèo của bạn có mùi trái cây không phải là điều tốt mà nó là biể hiện: Mèo đang mắc bệnh tiểu đường
Đặc biệt Mèo cũng uống nhiều nước hơn bình thường, đi tiểu thường xuyên hơn và giảm cân mặc dù có cảm giác thèm ăn. Bệnh tiểu đường ở mèo có thể được giảm nhẹ bằng cách bổ sung insulin.
1.6 Mèo mắc bệnh gan
Dấu hiệu: hơi thở có mùi hôi, bị vàng mắt hoặc vàng da trên tai hoặc nướu. Ngoài ra thờ ơ, chán ăn, nôn mửa hoặc tiêu chảy, uống và đi tiểu nhiều hơn bình thường.
Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh gan. Mà vấn đề này chỉ có đi khám thú y mới biết chính xác đâu là nguyên nhân gây bệnh gan cho mèo.
1.7 Do Chế độ ăn
Về chế độ ăn uống: thức ăn thực phẩm từ cá hoặc các thành phần dựa có thành phần gan động vật gây ra mùi.
Mèo cũng nhai các vật lạ như dây cao su dẫn đến các hạt bị nhét trong miệng.
Cách giải quyết: Bạn hãy kiểm soát chế độ ăn của chúng
2. Cách trị hôi miệng cho mèo
2.1 Dùng xịt hôi miệng cho mèo
Đây là cách nhanh nhất, trực tiếp đánh bật mùi hôi nhưng không dứt điểm được gốc của vấn đề. Sen có thể thử phương pháp này bằng cách nhờ bác sĩ thú y tư vấn chọn loại xịt miệng phù hợp.
Nhớ phải test trước xem mèo có bị dị ứng khi tiếp xúc không nhé
2.2 Cho ăn thức ăn hạt
Thức ăn hạt được chế biến riêng cho mèo không có chứa dầu mỡ, gan động vật và cá nên chắc chắn sẽ không làm tăng tình trạng hôi miệng, thêm vào đó, dùng đúng loại còn giúp mèo khỏe mạnh hơn
2.3 Uống nhiều nước
Uống nhiều nước giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của mèotốt hơn, hạn chế tình trạng ăn không tiêu. Thêm vào đó, nước cũng sẽ làm sạch mảng bám và cuốn trôi vi khuẩn xuống dạ dày. Những việc này sẽ hạn chế được tình trạng mèo bị hôi miệng
2.4 Kiểm tra thường xuyên tình trạng tại cơ sở thú y
Thường trên mạng sẽ có những bài hướng dẫn các bạn tự kiểm tra sức khỏe mèo tại nhà. Tốt nhất thì vẫn cứ nhờ bác sỹ thú y tư vấn, vừa chính xác, vừa nhanh chóng, vừa đỡ nhọc công
Không cần phải đi nhiều, chỉ cần 1 lần 1 tháng là ok rồi nhé
3. Kết luận
Tình trạng mèo bị hôi miệng cũng khá phổ biến tuy nhiên bệnh thường không nguy hiểm. Sen phải chú ý kiên trì, làm đúng theo những gì Blog hướng dẫn ở trên nhé. Chúc sen tìm lại hơi thở thơm mát cho mèo yêu của mình