Tiêm phòng vắc xin cho chó – 4 điều cần phải biết

Chích ngừa cho chó mèo giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như Bệnh Carre, Bệnh dại, Bệnh hô hấp,… Tuy nhiên để tiêm phòng đem lại hiệu quả phòng bệnh như mong muốn cần hiểu rõ những chỉ định cụ thể trong tiêm phòng. Bài viết này chúng tôi xin hướng dẫn những người chăm sóc thú cưng chi tiết về Tiêm phòng cho thú cưng.

1. Lợi ích của việc tiêm phòng cho chó

Trước khi chúng ta tìm hiểu sâu hơn về việc tiêm phòng cho chó, chúng tôi muốn nhấn mạnh với độc giả về những lợi ích vượt trội của việc tiêm phòng. Những lợi ích này thúc đẩy bạn phải tiêm vacxin cho chó sớm nhất có thể.

Tiêm phòng vắc xin cho chó

  • Lợi ích quan trọng nhất của việc tiêm phòng cho chó nhằm giúp bảo vệ  chú chó khỏi một số bệnh đặc biệt nguy hiểm với chó như bệnh Carê, bệnh Parvo và nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Lợi ích thứ hai nhằm giúp bạn, chủ nuôi sẽ đỡ phải điều trị tốn kém vì tỷ lệ chó bị nhiễm bệnh sau khi tiêm phòng rất thấp.
  • Thứ 3 khi tiêm đủ vắc-xin cho chó của bạn cũng có nghĩa là bạn đang bảo vệ cộng đồng của chúng ta khỏi các bệnh lây truyền như bệnh dại.
  • Hãy ghi nhớ điều này: Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) tuyên bố có hơn 55.000 trường hợp người chết vì bệnh dại mỗi năm.

2. Top 4+ loại vắc-xin tiêm phòng cho chó

Hầu hết thú cưng ( chó mèo) chỉ cần tiêm Vắc-xin chính ( Core vaccine). Ngoài ra, phụ thuộc vào thói quen và môi trường sống của chó, bạn cũng nên xem xét tiêm phòng Vắc-xin phụ ( Non-core vaccine) cho chú chó của mình. Riêng với chó, Vắc-xin chính bao gồm Vắc-xin Carê, Parvo, Viêm gan và Bệnh dại.

Tiêm phòng vắc xin cho chó

  • Carê là một loại virus tạo ra ảnh hưởng nghiêm trọng cho đường hô hấp và hệ thần kinh trung ương của chó.
  • Parvo làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của chó. Một con chó nếu bị parvo sẽ nhanh chóng bị mất nước và yếu dần đi, rồi chết dần do thiếu hấp thụ chất dinh dưỡng và chất lỏng.
  • Vi- rút Viêm gan sẽ phá hoại gan chú chó
  • Bệnh dại gây viêm não ở chó. Đây là một trong số ít bệnh mà chủ nuôi có thể mắc phải từ chó của họ.

Vắc-xin cho bệnh Ho Cũi, bệnh Sốt ve và bệnh Cúm được cho là Vắc-xin phụ. Vắc-xin phụ là không bắt buộc, nhưng vẫn rất cần thiết nếu bạn muốn chú chó của mình được bảo vệ tốt hơn.

3. Lịch tiêm phòng cho chó cụ thể và Giá các loại vắc xin

Mũi 1: từ 6 – 8 tuần tuổi

Loại Vacxin 5 bệnh tại Phòng khám thú y Mỹ Đình có giá 150k, Vắc xin của Pháp/Mỹ

– Phòng bệnh Care (do virut Paramyxovirus trong hệ bài tiết): gây chán ăn, ủ rủ, mắt đỏ, tiêu chảy, có nước mũi, rỉ mắt xanh…nếu nặng có thể tử vong.

– Phòng bệnh Parvo (do virus Parvo hoặc Corona trong thức ăn, nước uống gây ra): chó đi phân lỏng, có lẫn máu có mùi hôi tanh.

– Phòng bệnh viêm gan truyền nhiễm (do virut Adenovirus gây ra): gây ủ rũ, mệt mỏi, bụng phềnh to.

– Phòng bệnh ho cũi chó và cúm.

Tiêm phòng vắc xin cho chó

Mũi 2: từ 10 – 12 tuần tuổi

Vac-xin 7 bệnh tại Phòng khám thú y Mỹ Đình có giá 200k, Vắc xin của Pháp/Mỹ

Tương tự mũi 5 bệnh nhưng có phòng thêm 2 bệnh là:

– Bệnh Lepto (do vi khuẩn Lêptospira xâm nhập qua vết thương hở): gây ủ rũ, chán ăn, thường nôn và đi phân lỏng.

– Bệnh Corona (do virut Coronavirus trong ruột non gây nên): gây nôn mửa và tiêu chảy.

Mũi 3: từ 12 – 14 tuần tuổi

Vacxin phòng bệnh Dại tại Phòng khám thú y Mỹ Đình có giá: 50k

Phòng bệnh dại (do virut Rhabdovirus lây truyền qua nước dãi và vết cắn của chó): khiến chó trở nên hung dữ bất thường và sau đó bị bại liệt.

Bệnh có thể lây truyền qua người nên rất nguy hiểm.

Mũi 4: 1 năm tuổi

Nhắc lại mũi 2 (mũi vacxin 7 bệnh)

Không bắt buộc nhưng nên tiêm để chó có sức đề kháng tốt nhất.

4. Những điều cần lưu ý khi tiêm vắc – xin cho chó

Để tránh gây ra hậu quả đáng tiếc do sự cố tiêm phòng, bạn nên quan tâm, lưu ý những điểm sau:

Tiêm phòng vắc xin cho chó

Tuyệt đối không tiêm phòng cho chó tại nhà hoặc sử dụng các loại vacxin không rõ nguồn gốc. Bởi vì, nếu làm điều này có thể làm nảy sinh ra những tác động xấu tới sức khỏe của chó và không phát huy sức mạnh của vacxin.

Nếu cún cưng của bạn đã hơn 1 tuổi mà chưa tiêm vac-xin lần nào, nên đưa đi tiêm ngay lập tức từ mũi đầu tiên.

Cần tẩy giun cho cún trước từ 2 – 3 tuần. Tránh tuyệt đối ngày tẩy giun và tiêm vac-xin quá cận.
Nếu cún trong tình trạng sức khỏe không tốt, nên đợi khi nào chúng khỏe hãy tiêm. Nên khai báo trình trạng sức khỏe cún trước khi tiêm.

Quan trọng, Nếu chó của bạn đang mang thai thì không nên tiêm vắc xin

Bạn nên đưa đi tiêm trước từ 1 – 2 tháng trước khi tiến hành phối giống. Việc này sẽ giúp truyền kháng thể từ chó bố mẹ sang bào thai, giúp cún con được sinh ra khỏe hơn.

Nếu là mua chó con hoặc chó đã hơn 1 tuổi, bạn cần yêu cầu giấy chứng nhận tiêm phòng để có phương án tiêm phòng phù hợp hơn sau khi mua.

Hằng năm, tại trung tâm y tế của địa phương có tổ chức tiêm vac-xin định kì cho chó, mèo, trâu, bò,…bạn nên theo dõi những thông báo này để đưa thú cưng của mình đi tiêm. Để chủ động bạn đưa cún đến các cơ sở thú y để tiêm dịch vụ.

Trước và sau khi tiêm, cần cho chó ăn đủ chất hơn, Kiêng thức ăn có chứa nhiều mỡ, sữa, đồ tanh ít nhất một tuần.

You might also like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *